KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ

29/09/2022

Khoa Công nghệ Ô tô được thành lập theo Quyết định số 155/QĐ – CĐNGTVT TWII ngày 26/03/2008. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, CB – GV trong Khoa luôn chủ động khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục, đào tạo nhà trường giao…

1. Lịch sử phát triển

Ngày 26/03/2008  Khoa Ô tô – Xe máy được thành lập theo Quyết định số 155/QĐ – CĐNGTVT TWII dựa trên tiền thân là Ban Ô tô – Xe máy được thành lập năm 1990 và sau đó là Tổ Ô tô – Xe máy thuộc Khoa Động lực năm 2004;

Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, CB – GV trong Khoa luôn chủ động khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục, đào tạo nhà trường giao. Khoa xây dựng, biên soạn mới nội dung, chương trình đào tạo trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề Công nghệ ô tô, áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, sử dụng các thiết bị, công nghệ mới, từng bước tiếp cận trình độ sư phạm quốc tế.

Nhằm nâng cao kỹ năng nghề cho học sinh, sinh viên, thực hiện đào tạo gắn liền với nhu cầu doanh nghiệp, Khoa đã liên tục đẩy mạnh dạy sản xuất và học sản xuất, hợp đồng liên kết đào tạo với các doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao về chất lượng đào tạo được nhiều đơn vị, tổ chức tham quan học tập và đánh giá cao.

Hiện nay nghề Công nghệ Ô tô được lựa chọn đầu tư xây dựng dự án nghề trọng điểm cấp độ quốc gia giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.

2. Chức năng, nhiệm vụ

* Chức năng:

Quản lý và tổ chức giảng dạy các môn học, mô-đun, tín chỉ nghề Công nghệ Ô tô, nghề Sửa chữa Máy tàu thủy, nghề Khai thác vận hành Máy tàu thủy, nghề Lắp ráp hệ thống ống và nghề Sơn tàu biển theo quy định.

* Nhiệm vụ:

– Quản lý nhà giáo, cán bộ, viên chức, người lao động và người học thuộc khoa theo phân công của Hiệu trưởng;

– Thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khóa khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy hằng năm của Trường đối với các môn học, mô-đun, tín chỉ theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, bao gồm:

+ Xây dựng chương trình đào tạo của nghề Công nghệ Ô tô, nghề Sửa chữa Máy tàu thủy, nghề Khai thác vận hành Máy tàu thủy, nghề Lắp ráp hệ thống ống và nghề Sơn tàu biển theo từng trình độ đào tạo thuộc khoa mình quản lý hoặc do Hiệu trưởng giao.

+ Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học, mô-đun, tín chỉ liên quan bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo giữa các môn học, mô-đun, tín chỉ của chương trình đào tạo hoặc giữa các trình độ đào tạo.

+ Tổ chức phát triển chương trình đào tạo, xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo theo định hướng phát triển của nhà trường; phát triển chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định.

+ Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

+ Xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động.

– Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến nghề Công nghệ Ô tô, nghề Sửa chữa Máy tàu thủy, nghề Khai thác vận hành Máy tàu thủy, nghề Lắp ráp hệ thống ống và nghề Sơn tàu biển và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của khoa;

– Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên của khoa và cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học; tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo; thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào quá trình đào tạo;

– Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giảng viên, cán bộ, viên chức, người lao động, người học; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và người lao động thuộc khoa;

– Tổ chức đánh giá giảng viên, cán bộ, viên chức, người lao động trong khoa và tham gia đánh giá cán bộ trong trường theo quy định của nhà trường;

– Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo quy định của Hiệu trưởng; đề xuất, xây dựng các kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị đào tạo của khoa;

– Quản lý và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bổ túc thuyền trưởng, máy trưởng (đến hạng Nhất); đào tạo, bồi dưỡng chứng chỉ chuyên môn nghề Thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa;

– Khai thác, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa trạm phát điện, hệ thống nâng hạ; bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cung cấp nước sinh hoạt trong trường hợp sửa chữa lớn theo kế hoạch được duyệt;

– Quản lý công tác nhà giáo chủ nhiệm;

– Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Hiệu trưởng.

3. Thành tích

– Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được Nhà trường giao, nhiều năm liền đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến.

– 01 giáo viên đạt giải nhì trong cuộc thi Giáo viên dạy nghề Toàn quốc tổ   chức vào tháng 8 năm 2012;

– 03 giáo viên đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, nhiều giáo viên đạt danh hiệu Lao động tiên tiến ;

– 01 giáo viên được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tặng Bằng khen;

– 01 giáo viên được Bộ Giao thông vận tải tặng Bằng khen;

4. Cơ sở vật chất

– 01 Phòng học lý thuyết chuyên môn;

– 02 Nhà xưởng thực hành;

– 01 Ga ra sửa chữa Ô tô;

+ Trang thiết bị:

– Cầu nâng 2 trụ, cầu nâng 4 trụ phục vụ sửa chữa phần gầm ô tô; Cầu nâng xe máy phục vụ sửa chữa xe máy;

– Mô hình Hệ thống phun dầu điện tử;  Mô hình động cơ xe máy;

– Máy chẩn đoán động cơ; Máy chiếu Overhead, Máy chiếu đa năng;

– Động cơ Ô tô cắt bổ; Động cơ các loại;

– Hộp số Ôtô cắt bổ;

– Mô hình động cơ phun xăng điện tử đa điểm; Mô hình dạy học động cơ phun xăng điện tử VVT-i,đánh lửa lập trình; Mô hình tổng thành ôtô con; Mô hình tổng thành ôtô tải;  Mô hình dạy học hệ thống lái; Mô hình hệ thống điều hoà ôtô;

 – Ô tô các loại…

* Cơ hội việc làm:

– Sau khi tôt nghiệp sinh viên làm được việc trong các doanh nghiệp sản xuất, sửa chữa, lắp ráp ô tô, các khu công nghiệp trong và ngoài nước tại các vị trí: Trực tiếp sản xuất, kỹ thuật viên hoặc tổ trưởng sản xuất trong lĩnh vực sửa chữa, lắp ráp động cơ ô tô.

– Được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên dạy nghề tại trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề hoặc Trung tâm dạy nghề.

– Được học liên thông lên trình độ cao hơn theo quy định.

– Có cơ hội được làm việc, học tập tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Cộng hòa Liên Bang Nga và các nước phát triển.